NGUYỄN QUANG ÁNH - Chủ động khắc phục hậu quả sai phạm ngay sau khi có kết luận thanh tra, được dư luận đặc biệt quan tâm, đồng thời cũng phát sinh những câu hỏi như nộp tiền “khắc phục hậu quả sai phạm” như vậy thì những người thực hiện hành vi liên quan đến “số tiền sai phạm” có được miễn các trách nhiệm khác, ví dụ trách nhiệm hình sự hay không…

 

Liên quan đến việc mua sắm vật tư y tế phòng, chống dịch COVID-19, Thanh tra tỉnh Bến Tre có kết luận số 472/KL-TT, ngày 28/4. Thông báo kết luận của Thanh tra tỉnh Bến Tre nêu rõ Tổ tư vấn của CDC Bến Tre gồm 6 thành viên do ông Phạm Hồng Thái, Phó Giám đốc CDC tỉnh, là tổ trưởng. Tổ tư vấn đã tham mưu cho Ban Giám đốc CDC tỉnh lựa chọn nhà thầu mua sắm các sinh phẩm, hóa chất, vật tư y tế, bộ sinh phẩm xét nghiệm do Công ty Trách nhiệm hữu hạn vật tư và thiết bị y tế 3T trúng thầu khi chưa xét năng lực, kinh nghiệm. Công ty này chưa đủ điều kiện kinh doanh các mặt hàng thiết bị y tế. Tổ tư vấn thiếu kiểm tra, áp giá gây thiệt hại tài sản Nhà nước số tiền hơn 3,4 tỷ đồng.

Chánh Thanh tra tỉnh Bến Tre đã ban hành Quyết định thu hồi số tiền sai phạm trên. Ngày 28/4, Giám đốc CDC Bến Tre Nguyễn Hữu Định đã khắc phục hậu quả, nộp số tiền 3,495 tỷ đồng vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý của Thanh tra tỉnh.

Đây là một trường hợp chủ động khắc phục hậu quả sai phạm ngay sau khi có kết luận thanh tra, được dư luận đặc biệt quan tâm, đồng thời cũng phát sinh những câu hỏi như nộp tiền “khắc phục hậu quả sai phạm” như vậy thì những người thực hiện hành vi liên quan đến “số tiền sai phạm” có được miễn các trách nhiệm khác (ví dụ trách nhiệm hình sự) hay không…

Điều 2 Luật Thanh tra 2010 quy định: “Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”

Các cấp, bộ, ngành, sở đều có các cơ quan thanh tra, thực hiện chức năng thanh tra, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan Công an, Viện kiểm sát, cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật.

Những vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng, làm thất thoát tài sản của nhà nước, xâm phạm đến trật tự kinh tế - xã hội được pháp luật bảo vệ, thì Cơ quan Thanh tra củng cố hồ sơ, thu thập, bổ sung chứng cứ và chuyển sang Cơ quan Điều tra để điều tra theo thẩm quyền. Tất nhiên, chỉ khi xác định vụ việc có “dấu hiệu tội phạm” và Cơ quan Thanh tra có Văn bản kiến nghị khởi tố mới phát sinh mối quan hệ phối hợp trong việc xử lý vụ việc.

Việc xác định vụ việc có dấu hiệu tội phạm hay không phụ thuộc vào việc đánh giá và nhận định của Cơ quan Thanh tra dựa trên hồ sơ, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình tiến hành thanh tra. Bên cạnh những yếu tố đó, đối tượng thanh tra có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Việc bồi thường thiệt hại có thể khiến một vụ việc có dấu hiệu hình sự thay đổi mức độ nghiêm trọng, thậm chí không còn dấu hiệu hình sự.

Việc "đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả" quy định tại khoản 3 Điều 29 BLHS năm 2015 được hiểu như sau: "Sửa chữa" là sửa lại, chữa lại những cái bị làm hư hỏng do hành vi vi phạm gây ra; "Bồi thường" là bồi thường tài sản cho những thiệt hại do hành vi vi phạm tội gây ra; "Khắc phục hậu quả" là khắc phục tác hại của tội phạm gây ra mà không thể sửa chữa hoặc bồi thường bằng tài sản được.

Khi điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng căn cứ vào ý thức, thái độ tự nguyện của người phạm tội, hiệu quả của việc sửa chữa, khắc phục hậu quả, cũng như thiệt hại thực tế, mức độ bồi thường thiệt hại để xem xét việc miễn trách nhiệm hình sự cho họ.

Việc xem xét miễn trách nhiệm hình sự, ngoài việc người bị hại đã được bồi thường thiệt hại và đã có đơn đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội thì còn phải căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội cũng như khả năng giáo dục, cải tạo của họ. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần xem xét, đánh giá trong từng vụ án cụ thể để quyết định miễn hay không miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội.

Trường hợp hành vi mà người phạm tội thực hiện có tính chất, mức độ thuộc trường hợp ít nghiêm trọng (cả lỗi cố ý và lỗi vô ý); hoặc tội nghiêm trọng do vô ý, người phạm tội có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ (như người phạm tội thực sự ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, nhận rõ sai phạm của mình và tự nguyện bồi thường, khắc phục một phần hoặc toàn bộ hậu quả,...), xét thấy không cần thiết buộc họ phải chịu trách nhiệm hình sự thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng khoản 3 Điều 29 để đình chỉ, miễn trách nhiệm hình sự cho họ.

Ngược lại, mặc dù người phạm tội đáp ứng đủ các điều kiện tại khoản 3 Điều 29 nhưng nhân thân không tốt, coi thường các quy tắc trật tự an toàn xã hội, thường xuyên vi phạm trật tự hành chính thì không được miễn trách nhiệm hình sự.

Tóm lại, ngay khi Cơ quan Thanh tra tiến hành các hoạt động thanh tra hoặc ngay khi có Báo cáo Kết quả Thanh tra, Kết luận Thanh tra và Văn bản về việc xử lý, kiến nghị việc xử lý, phát hiện những hành vi sai phạm, vi phạm (kể cả "không vi phạm" nhưng có gây thiệt hại về kinh tế, tài sản, tài chính cho tổ chức, cá nhân, Nhà nước thì những người trực tiếp (hay gián tiếp, liên đới) thực hiện hành vi có thể nộp tiền khắc phục để làm giảm nhẹ các trách nhiệm, kể cả miễn, giảm trách nhiệm hình sự, cũng như có khả năng không bị khởi tố vụ án, không bị khởi tố bị can, tránh được các hệ lụy như bắt tạm giam, thi hành án phạt tù… là một hành động tích cực.  

Báo chí cũng phản ánh, có trường hợp bị can, bị cáo chủ động cùng gia đình thu xếp tự nguyện nộp tiền khắc phục hậu quả. Có lẽ bị cáo đã xác định có thiệt hại thì có khắc phục, bất kể thiệt hại đó không do bị cáo trục lợi, vụ lợi, tư lợi, họ “nộp tiền khắc phục hậu quả” để được hưởng tình tiết giảm nhẹ, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, giảm nhẹ hình phạt.

Những trường hợp này được báo chí đưa tin ngắn gọn, nhưng chúng ta chờ đợi để thấy được những kết quả tích cực từ việc “nộp tiền khắc phục hậu quả” ngay từ khi mới phát hiện ra thiệt hại. Đây là một biện pháp khắc phục sai phạm đúng quy định của pháp luật, tạo điều kiện và cơ hội cho người sai phạm sửa sai, cũng như góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước.

Tuy nhiên, vẫn còn những câu hỏi cho những vấn đề liên quan còn chưa được giải đáp bởi chưa có quy định pháp luật cụ thể, đó là:  Nộp tiền khắc phục hậu quả bao nhiêu cho vừa đủ? Toàn bộ hay một phần? Đã có tài sản bị kê biên thì có cần nộp tiền nộp tiền khắc phục hậu quả nữa không? Nếu có thì vì sao? 

Vì thế đây cũng là vấn đề cần được các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu để có những quy định phù hợp, nhằm thúc đẩy ý thức chủ động khắc phục hậu quả sai phạm cũng như nâng cao ý thức phòng chống tham nhũng, tiêu cực đang rất phức tạp hiện nay.

https://tapchitoaan.vn/bai-viet/suy-ngam-thoi-su/khac-phuc-hau-qua-theo-ket-luan-cua%C2%A0-thanh-tra-la-mot-hanh-dong-tich-cuc%C2%A06396.html?fbclid=IwAR1wmIdLmHCYPj6btZdpuekqCD3FXYCGNqY6zl8Kk_45CB8meH7BXw2UrKw

Tình hình dịch dã có vẻ chưa có tín hiệu hạ nhiệt, Hà Nội vẫn ở Top Danh sách các tỉnh thành có bệnh nhân nhiễm Covid 19, cảm giác lo lắng, bất an nhưng luôn tin tưởng "Hà Nội an toàn & ổn" bởi đó là nơi thành trì kiên cường & dũng cảm dù trái tim của cả nước rất dễ bị tổn thương vì luôn bị chi phối bởi mọi vấn đề trong & ngoài nước nhưng khó khăn nào cũng vững vàng vượt qua.

Bắc Giang, Bắc Ninh ... qua các hình ảnh, bản tin trên báo chí truyền thông thấy có vẻ căng thẳng. Y bác sĩ, nhân sự ngành y làm việc cật lực 24/7 trong thời tiết khắc nghiệt của mùa hè, không có thời gian để ăn, để ngủ, đã khoác lên người bộ quần áo bảo hộ thì không dám cả uống nước để không phải tiểu tiện (để không phải cởi bộ quần áo vì đã cởi ra là bỏ đi, nên đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế rất tiết kiệm). Nhiều người thiếu ngủ, mệt quá ngủ thiếp đi 15-20 phút trong bộ đồ bảo hộ. Nắng nóng khiến nhiều nhân viên lấy mẫu xét nghiệm ở Bắc Giang kiệt sức, ngất đi, đồng nghiệp gỡ mãi mới đưa được thân thể ướt sũng mồ hôi của đồng nghiệp ra khỏi bộ đồ bảo hộ, cởi được bộ quần áo ướt sũng mồ hôi thì da của đồng nghiệp rộp đỏ như con tôm luộc ... những hình ảnh khiến ai nhìn cũng phải thương cảm & xót xa vô cùng ... Nếu đó là người thân của chúng ta thì sao? Ai có chồng, vợ, con, cháu đang làm nhiệm vụ trong vùng dịch hẳn sẽ lo lắng mất ăn, mất ngủ cho người thân.

Những bệnh nhân, người dân trong vùng dịch tất nhiên cũng không thoải mái, họ phải điều chỉnh đời sống, sinh hoạt để thích nghi với quy định nghiêm ngặt của công tác điều trị, phòng chống dịch bệnh, sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm nghề, kiếm sống, thu nhập, ...

Thông điệp "không bỏ lại ai ở phía sau", "dân giàu nước mạnh", "hòa bình & thịnh vượng" là mục tiêu của Chính Phủ & toàn dân. Nhà nước & Nhân dân cùng chung tay sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này, mọi sự rồi sẽ ổn.

Tinh thần "lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều" luôn được người Việt giàu tình nhân ái phát huy & được Chính Phủ hoan nghênh ủng hộ.

Đó là các hoạt động thiện nguyện, bấy lâu nay nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện khá tốt dù bên cạnh đó đôi khi có những sự vụ, lùm xùm gây ra điều này tiếng kia không hay nhưng trong trái tim đầy trắc ẩn của mỗi người vẫn ấm áp đầy tình yêu thương nhân loại.

Mấy ngày này đâu đó người ta đều ngần ngại khi bàn về hoạt động từ thiện bởi ai đó lên án việc "tạm ứng niềm tin".

Hoạt động từ thiện chính là "tạm ứng niềm tin"; "tạm ứng" là có rủi ro nhưng không chấp nhận rủi ro, không tin tưởng thì sao có thể "tạm ứng" được? mà không "tạm ứng" thì lấy đâu cơ sở vật chất thực hiện từ thiện?

Thấy cộng đồng khó khăn, ắt lòng trắc ẩn tự động được kích hoạt trong tâm trí mỗi người, tự nhiên người ta muốn thò tay rút hầu bao chìa ra nâng đỡ hỗ trợ người yếu thế vượt qua trở ngại. Đó là tấm lòng thiện nguyện, không ai có thể ngăn cấm được như  những bông Hoa Hồng bên ngực trái của mỗi người luôn hồng ấm sáng tươi.

Việc của trí tuệ là tìm ra biện pháp để ngăn chặn & hạn chế rủi ro.

Mặt trận Tổ quốc là cơ quan có chức năng hỗ trợ những nhà hảo tâm đặt tấm lòng vàng của họ đúng nơi đúng chỗ. Tại sao chúng ta bỏ qua MTTQ để rồi tự phát, "tạm ứng niềm tin" không đúng nơi, không đúng chỗ, không đúng người, rồi chúng ta lại than bị "lừa đảo", người ta "thiếu cái tâm" ... là sao? Phải chăng, chính chúng ta cũng có một chút lỗi khi đã "tạm ứng niềm tin" không đúng người? Tiên trách kỷ hậu trách nhân, trách ai xa, trách chúng ta trước ... nhưng rút kinh nghiệm quan trọng hơn ngồi than trách vì trái tim đầy trắc ẩn của chúng ta vẫn khiến chúng ta tự động "từ thiện".

Giờ không phải mùa mưa bão ngập lụt nhưng đang cao trào của dịch bệnh gia tăng, nhiều tấm lòng vàng của các nhà hảo tâm đã, đang & rất muốn giúp đỡ cộng đồng. Nhưng không ít những ý kiến tỏ ra e ngại "giờ chẳng biết tin ai?"

Thủ tướng đã ra quyết định thành lập Quỹ vaccine phòng Covid-19 mở tài khoản tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước và tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Chi nhánh Hà Nội để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có thể tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện.

Toàn bộ số tiền này sẽ được tập trung đầy đủ, kịp thời về Quỹ vaccine phòng Covid-19 và được sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật.

Tại Quyết định số 1062/QĐ-BTC về việc thành lập Ban Quản lý Quỹ vaccine phòng Covid-19 để triển khai Quyết định số 779/QĐ-TTg ngày 26/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Quỹ vaccine phòng Covid-19 được Bộ Tài chính ban hành ngày 27/5/2021, ông Nguyễn Quang Vinh – Phó Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước được bổ nhiệm làm Giám đốc Ban Quản lý Quỹ vaccine phòng Covid-19.

Ban Quản lý Quỹ vaccine phòng Covid-19 hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, tự chấm dứt hoạt động và giải thể sau khi cơ quan có thẩm quyền công bố hoàn thành việc tiêm vaccine phòng dịch Covid-19 cho người dân.

Từ thiện là cho đi lòng tốt khiến tâm mình vui hơn nên không ai kể lể nhiều. Dù ai nói ngả nói nghiêng thì người thiện tâm vẫn hoan hỉ san sẻ chút tấm lòng ở những địa chỉ (có những người làm công tác từ thiện) mà họ có cơ sở để đặt niềm tin. Niềm tin giúp chúng ta vững vàng, yên tâm hướng tới tương lai, bởi tương lai hứa hẹn những điều mới mẻ & tốt đẹp hơn.

Mỗi người hãy giữ trái tim mình thật ấm áp & cái đầu lạnh lùng tỉnh táo để chung tay cùng Nhà nước phòng chống dịch bệnh thật tốt nha ... Đâu đó việc đúng sai đã có cơ quan chức năng vào cuộc xử lý theo quy định của pháp luật ... “HÃY TIN Ở HOA HỒNG” & ĐỪNG SỢ “TẠM ỨNG NIỀM TIN”.

Trong lễ tang của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đồng chí Lê Duẩn – Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đọc lời điếu và công bố Di chúc của Người.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(công bố năm 1969)

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------

Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn.

Đó là một điều chắc chắn.

Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng, thǎm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta.

Kế theo đó, tôi sẽ thay mặt nhân dân ta đi thǎm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, và các nước bầu bạn khắp nǎm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.

* * *

Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng "Nhân sinh thất thập cổ lai hy", nghĩa là "Người thọ 70, xưa nay hiếm".

Nǎm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là lớp người "xưa nay hiếm" nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khoẻ có kém so với vài nǎm trước đây. Khi người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp. Điều đó cũng không có gì lạ.

Nhưng ai mà đoán biết tôi còn phục vụ cách mạng, phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân được bao lâu nữa?

Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.

TRƯỚC HẾT NÓI VỀ ĐẢNG - Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

ĐOÀN KẾT là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.

Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.

Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.

ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN ta nói chung là tốt, mọi việc đều hằng hái xung phong, không ngại khó khǎn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chǎm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên".

Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.

NHÂN DÂN LAO ĐỘNG ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều nǎm chiến tranh.

Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hǎng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng.

Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.

Còn non, còn nước, còn người, Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!

Dù khó khǎn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to - là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc.

VỀ PHONG TRÀO CỘNG SẢN THẾ GIỚI - là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em!

Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình.

Tôi tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại.

* * *

VỀ VIỆC RIÊNG - Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.

Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân.

* * *

Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.

Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế.

Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

Hà nội, ngày 10 tháng 5 nǎm 1969

 Hồ Chí Minh

(Nguồn: Sưu tầm ...)

Trên Thế giới, từ năm 1996, khi Việt Nam chưa nhiều người biết về internet và còn xa lạ với khái niệm Thương mại điện tử” thì Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại quốc tế (tiếng Anh: United Nations Commission on International Trade Law; viết tắt là UNCITRAL) đã được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thành lập theo Nghị quyết 2205 ngày 17/12/1966 có trụ sở chính đặt trong khuôn viên Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Viên để thúc đẩy tiến bộ hài hòa và thống nhất của pháp luật thương mại quốc tế đã soạn thảo một Luật mẫu về thương mại điện tử (tiếng Anh: Model Law on Electronic Commerce; viết tắt là MLEC), đã được ban hành vào ngày 12/6/1996 và được sửa đổi bổ sung Điều 5 vào năm 1998, nhằm tạo khung pháp lý cho phát triển Thương mại điện tử. Luật mẫu về Thương mại điện tử là văn bản quy chiếu mang tính toàn cầu đặc biệt quan trọng đối với các quy định của pháp luật về Thương mại điện tử; là cơ sở để các nước hoàn thiện các quy định pháp luật về Thương mại điện tử của mình theo 5 nguyên tắc:

(1) Tài liệu điện tử có giá trị pháp lý như tài liệu dạng văn bản, nếu thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật nhất định.

(2) Tự do thoả thuận Hợp đồng

(3) Tôn trọng việc sử dụng tự nguyện cách thức truyền thông điện tử

(4) Giá trị pháp lý của Hợp đồng và những quy định pháp lý về hình thức Hợp đồng; điều kiện của Hợp đồng để có giá trị pháp lý và phải được tôn trọng thi hành.

(5) Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng phải đi trước.

MỤC LỤC

Phần I. Khái quát về thương mại điện tử

Chương I. Các quy định chung

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh.

Điều 2: Các định nghĩa vì mục đích của luật này:

Điều 3: Giải thích luật.

Điều 4: Thay đổi theo thoả thuận.

Chương II. Áp dụng các yêu cầu pháp lý đối với thông điệp dữ liệu.

Điều 5: Công nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu.

Điều 5bis: Kết hợp theo tham chiếu

Điều 6: Văn bản

Điều 7: Chữ ký.

Điều 8: Bản gốc.

Điều 9: Tính xác thực và khả năng được chấp nhận của thông điệp dữ liệu.

Điều 10: Lưu giữ các thông điệp dữ liệu.

Chương III. Thông tin liên lạc bằng thông điệp dữ liệu

Điều 11. Hình thức hợp đồng và giá trị pháp lý của hợp đồng.

Điều 12: Công nhận của các bên đối với thông điệp dữ liệu.

Điều 13. Phân bổ thông điệp dữ liệu.

Điều 14: Thông báo xác nhận đã nhận được thông điệp dữ liệu.

Điều 15: Thời gian, địa điểm gửi và nhận thông điệp dữ liệu.

Phần II. Thương mại điện tử trong một số lĩnh vực hoạt động

Chương I. Vận tải hàng hoá

Điều 16: Các hành vi liên quan đến hợp đồng vận tải hàng hoá.

 Điều 17: Hồ sơ vận tải hàng hoá.

UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce

[Original: Arabic, Chinese, English, French, Russian, Spanish]

Luật mẫu về thương mại điện tử (Model Law on Electronic Commerce) của UNCITRAL

Part one. Electronic commerce in general

Phần I. Khái quát về thương mại điện tử

CHAPTER I. GENERAL PROVISIONS

Chương I. Các quy định chung

Article 1. Sphere of application

This Law applies to any kind of information in the form of a data message used in the context of commercial activities.

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh.

Luật này áp dụng đối với bất kỳ loại thông tin nào dưới dạng thông điệp dữ liệu được sử dụng trong khuôn khổ các hoạt động thương mại.

Article 2. Definitions for the purposes of this law

For the purposes of this law:

Điều 2: Các định nghĩa cho mục đích của luật này

Vì mục đích của Luật này:

(a) “Data message” means information generated, sent, received or stored by electronic, optical or similar means including, but not limited to, electronic data interchange (EDI), electronic mail, telegram, telex or telecopy;

(a)Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi, được nhận, được lưu giữ bằng phương tiện điện tử, quang điện hoặc các phương tiện tương tự bao gồm nhưng không giới hạn ở việc trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), thư điện tử, điện tín, telex và telefax;

(b) “Electronic data interchange (EDI)” means the electronic transfer from computer to computer of information using an agreed standard to structure the information;

(b) Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)” là việc truyền đi một thông tin bằng phương tiện điện tử từ máy tính này sang máy tính khác bằng cách sử dụng một một tiêu chuẩn đã thống nhất để cấu trúc thông tin.

(c) “Originator” of a data message means a person by whom, or on whose behalf, the data message purports to have been sent or generated prior to storage, if any, but it does not include a person acting as an intermediary with respect to that data message;

(c)Người khởi tạo” thông điệp dữ liệu có nghĩa là một người mà chính người đó hoặc nhân danh người đó mà thông điệp dữ liệu đó có ý định được gửi hoặc được tạo ra trước khi được lưu trữ, nếu có, nhưng không phải là một người đóng vai trò trung gian xử lý thông điệp dữ liệu;

(d) “Addressee” of a data message means a person who is intended by the originator to receive the data message, but does not include a person acting as an intermediary with respect to that data message;

(d)Người nhận” thông điệp dữ liệu có nghĩa là một người được người khởi tạo dự kiến sẽ là người tiếp nhận thông điệp dữ liệu, nhưng không phải là một người đóng vai trò trung gian xử lý thông điệp dữ liệu;

(e) “Intermediary”, with respect to a particular data message, means a person who, on behalf of another person, sends, receives or stores that data message or provides other services with respect to that data message;

(e)Người trung gianđối với một thông điệp dữ liệu cụ thể, có nghĩa là một người thay mặt (nhân danh) một người khác để gửi, nhận hoặc lưu trữ thông điệp dữ liệu đó hoặc cung cấp các dịch vụ khác liên quan đến thông điệp dữ liệu đó;  

(f) “Information system” means a system for generating, sending, receiving, storing or otherwise processing data messages.

(f)Hệ thống thông tin” là hệ thống để tạo ra, gửi đi, tiếp nhận, lưu giữ hoặc xử lý thông điệp dữ liệu bằng mọi hình thức khác.

Article 3. Interpretation

Điều 3: Giải thích luật

(1) In the interpretation of this Law, regard is to be had to its international origin and to the need to promote uniformity in its application and the observance of good faith.

(1) Khi giải thích luật này, cần phải xem xét đến nguồn gốc quốc tế của nó và cần phải đề cao tính thống nhất khi áp dụng luật và tuân thủ một cách thiện chí;

(2) Questions concerning matters governed by this Law which are not expressly settled in it are to be settled in conformity with the general principles on which this Law is based.

(2) Những thắc mắc liên quan đến các vấn đề được điều chỉnh bởi Luật này mà không được giải quyết rõ ràng trong Luật sẽ được giải quyết theo các nguyên tắc chung mà Luật này lấy làm căn cứ.

Article 4. Variation by agreement

Điều 4: Thay đổi theo thỏa thuận

(1) As between parties involved in generating, sending, receiving, storing or otherwise processing data messages, and except as 5 otherwise provided, the provisions of chapter III may be varied by agreement.

(1) Giữa các bên liên quan đến việc khởi tạo, gửi, nhận, lưu trữ hoặc xử lý thông điệp dữ liệu dưới mọi hình thức khác, và ngoại trừ trường hợp 5 được quy định khác, các quy định của chương III có thể thay đổi theo thỏa thuận. 

(2) Paragraph (1) does not affect any right that may exist to modify by agreement any rule of law referred to in chapter II.

(2) Khoản (1) không làm ảnh hưởng đến bất kỳ quyền nào có thể tồn tại để sửa đổi theo thỏa thuận bất kỳ quy tắc nào của luật được đề cập trong chương II.

CHAPTER II.

APPLICATION OF LEGAL REQUIREMENTS TO DATA MESSAGES

Chương II. Áp dụng các yêu cầu pháp lý đối với thông điệp dữ liệu.

Article 5. Legal recognition of data messages

Information shall not be denied legal effect, validity or enforceability solely on the grounds that it is in the form of a data message.

Điều 5: Công nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu.

Thông tin sẽ không bị phủ nhận hiệu lực pháp luật, giá trị pháp lý hoặc khả năng thực thi chỉ với lý do nó ở dạng thông điệp dữ liệu.

Article 5 bis. Incorporation by reference

(as adopted by the Commission at its thirty-first session, in June 1998)

Điều 5 bis. Kết hợp theo tham chiếu

(được Ủy ban thông qua tại phiên họp thứ 31, vào tháng 6 năm 1998)

Information shall not be denied legal effect, validity or enforceability solely on the grounds that it is not contained in the data message purporting to give rise to such legal effect, but is merely referred to in that data message.

Thông tin sẽ không bị phủ nhận hiệu lực pháp luật, giá trị pháp lý hoặc khả năng thực thi chỉ với lý do rằng nó không được chứa đựng thông điệp dữ liệu nhằm mục đích làm phát sinh hiệu lực pháp lý đó, mà chỉ được đề cập đến trong thông điệp dữ liệu đó.

Article 6. Writing

Điều 6. Văn bản

(1) Where the law requires information to be in writing, that requirement is met by a data message if the information contained therein is accessible so as to be usable for subsequent reference.

(1) Trong trường hợp luật yêu cầu thông tin phải ở dạng văn bản, yêu cầu đó phải được đáp ứng bằng thông điệp dữ liệu nếu thông tin chứa đựng trong đó có thể truy cập được để có thể sử dụng cho việc tham khảo sau này.

(2) Paragraph (1) applies whether the requirement therein is in the form of an obligation or whether the law simply provides consequences for the information not being in writing.

(2) Khoản (1) áp dụng cho dù yêu cầu trong đó là dưới hình thức của một nghĩa vụ hay đơn giản là luật quy định thì kết quả đối với thông tin không phải là văn bản.

(3) The provisions of this article do not apply to the following: [...].

(3) Các quy định của điều này không áp dụng cho các trường hợp sau: [...].

Article 7. Signature

Điều 7: Chữ ký

(1) Where the law requires a signature of a person, that requirement is met in relation to a data message if:

(1) Trường hợp pháp luật yêu cầu chữ ký của một người, mà yêu cầu đó phải đáp ứng được những gì liên quan tới thông điệp dữ liệu nếu:

(a) A method is used to identify that person and to indicate that person’s approval of the information contained in the data message; and

(a) một phương pháp được sử dụng để xác định người đó và để chỉ ra sự chấp thuận của người đó đối với thông tin có trong thông điệp dữ liệu; và

(b) That method is as reliable as was appropriate for the purpose for which the data message was generated or communicated, in the light of all the circumstances, including any relevant agreement.

(b) Phương pháp đó đáng tin cậy và phù hợp với mục đích mà thông điệp dữ liệu được tạo ra hoặc truyền đạt, trong tất cả giải pháp của các tình huống, bao gồm cả bất kỳ thỏa thuận nào liên quan.

(2) Paragraph (1) applies whether the requirement therein is in the form of an obligation or whether the law simply provides consequences for the absence of a signature.

(2) Khoản (1) áp dụng khi yêu cầu trong đó thể hiện dưới hình thức của một nghĩa vụ bắt buộc hay đơn thuần chỉ là những quy định của pháp luật về hậu quả đối với việc không có một chữ ký.

(3) The provisions of this article do not apply to the following: [...].

(3) Các quy định tại điều này không áp dụng trong các trường hợp sau đây:

Article 8. Original

Điều 8: Bản gốc.

(1) Where the law requires information to be presented or retained in its original form, that requirement is met by a data message if:

(1) Khi luật pháp yêu cầu thông tin phải được trình bày hoặc lưu giữ ở dạng Bản gốc, thì yêu cầu đó phải được đáp ứng bằng một thông điệp dữ liệu nếu:

(a) There exists a reliable assurance as to the integrity of the information from the time when it was first generated in its final form, as a data message or otherwise; and

(a) Bảo đảm đủ độ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin kể từ thời điểm thông tin được tạo ra lần đầu, dưới hình thức chính thức cuối cùng là một thông điệp dữ liệu hay một hình thức khác; và

(b) Where it is required that information be presented, that information is capable of being displayed to the person to whom it is to be presented.

(b) Khi thông tin được yêu cầu phải được thể hiện, thì thông tin đó có thể được hiển thị cho người mà nó sẽ được trình bày.

(2) Paragraph (1) applies whether the requirement therein is in the form of an obligation or whether the law simply provides consequences for the information not being presented or retained in its original form.

(2) Khoản (1) áp dụng khi yêu cầu trong đó thể hiện dưới dạng một nghĩa vụ bắt buộc hoặc pháp luật chỉ đơn thuần quy định các hệ quả đối với việc thông tin không được trình bày hoặc lưu giữ ở dạng Bản gốc.

(3) For the purposes of subparagraph (a) of paragraph (1):

(3) Theo quy định tại điểm a, khoản 1:

(a) The criteria for assessing integrity shall be whether the information has remained complete and unaltered, apart from the addition of any endorsement and any change which arises in the normal course of communication, storage and display; and

(a) Các tiêu chí để đánh giá tính toàn vẹn phải là liệu thông tin có còn đầy đủ và không bị thay đổi, ngoài việc bổ sung bất kỳ sự chứng thực nào và bất kỳ thay đổi nào phát sinh trong quá trình giao tiếp, lưu trữ và hiển thị thông thường; và

(b) The standard of reliability required shall be assessed in the light of the purpose for which the information was generated and in the light of all the relevant circumstances.

(b) Tiêu chuẩn về độ tin cậy cần thiết phải được đánh giá dựa trên mục đích mà thông tin được tạo ra và trong tất cả các trường hợp có liên quan.

(4) The provisions of this article do not apply to the following: [...].

(4) Các quy định tại điều này không áp dụng trong các trường hợp sau đây:

Article 9. Admissibility and evidential weight of data messages

Điều 9: Tính xác thực và khả năng được chấp nhận của thông điệp dữ liệu 

(1) In any legal proceedings, nothing in the application of the rules of evidence shall apply so as to deny the admissibility of a data message in evidence:

(1) Không được viện dẫn một quy định về cung cấp chứng cứ trong bất kỳ thủ tục pháp lý nào nhằm bác bỏ khả năng chấp nhận một thông điệp dữ liệu được cung cấp làm chứng cứ:

(a) On the sole ground that it is a data message; or,

(a) Trên cơ sở duy nhất rằng đó là một thông điệp dữ liệu; hoặc là,

(b) If it is the best evidence that the person adducing it could reasonably be expected to obtain, on the grounds that it is not in its original form.

(b) Nếu đó là bằng chứng tốt nhất mà người bổ sung nó có thể được mong đợi một cách hợp lý để được, với lý do nó không ở dạng bản gốc.

(2) Information in the form of a data message shall be given due evidential weight. In assessing the evidential weight of a data message, regard shall be had to the reliability of the manner in which the data message was generated, stored or communicated, to the reliability of the manner in which the integrity of the information was maintained, to the manner in which its originator was identified, and to any other relevant factor.

(2) Thông tin được thể hiện dưới dạng một thông điệp dữ liệu được công nhận tính xác thực. Tính xác thực được đánh giá tuỳ thuộc vào độ tin cậy của cách thức tạo ra, lưu giữ và truyền tải thông điệp dữ liệu, độ tin cậy của cách thức bảo toàn tính toàn toàn vẹn của thông điệp dữ liệu, cách thức xác định căn cước của người gửi tin và tuỳ thuộc mọi đánh giá xác đáng khác.

Article 10. Retention of data messages

Điều 10: Lưu giữ các thông điệp dữ liệu

(1) Where the law requires that certain documents, records or information be retained, that requirement is met by retaining data messages, provided that the following conditions are satisfied:

(1) Trong trường hợp luật pháp quy định rằng các tài liệu, hồ sơ hoặc thông tin nhất định phải được lưu giữ, thì yêu cầu đó được đáp ứng bằng cách lưu giữ các thông điệp dữ liệu, được quy định phải tuân thủ các điều kiện sau:

(a) the information contained therein is accessible so as to be usable for subsequent reference; and

(a) thông tin trong đó có thể truy cập được để có thể sử dụng cho việc tham khảo sau này; và;

(b) the data message is retained in the format in which it was generated, sent or received, or in a format which can be demonstrated to represent accurately the information generated, sent or received; and

(b) thông điệp dữ liệu được lưu giữ ở định dạng mà nó được tạo ra, được gửi đi hoặc được nhận, hoặc ở định dạng mà nó có thể được chứng minh nhằm thể hiện chính xác thông tin đã được tạo, gửi hoặc nhận; và;

(c) such information, if any, is retained as enables the identification of the origin and destination of a data message and the date and time when it was sent or received.

(c) thông tin đó, nếu có, được lưu giữ để cho phép xác định nguồn gốc và điểm đến của một thông điệp dữ liệu cũng như ngày và giờ khi nó được gửi hoặc được nhận.

(2) An obligation to retain documents, records or information in accordance with paragraph (1) does not extend to any information the sole purpose of which is to enable the message to be sent or received.

(2) Nghĩa vụ lưu giữ tài liệu, hồ sơ hoặc thông tin theo quy định tại khoản (1) không mở rộng đối với bất kỳ thông tin nào mà chỉ với mục đích duy nhất là để cho phép gửi hoặc nhận thông điệp.

(3) A person may satisfy the requirement referred to in paragraph (1) by using the services of any other person, provided that the conditions set forth in subparagraphs (a), (b) and (c) of paragraph (1) are met.

(3) Một người có thể đáp ứng được yêu cầu được nêu trong khoản (1) bằng cách sử dụng các dịch vụ của bất kỳ người nào khác, được quy định rằng phải đáp ứng các điều kiện được nêu trong các điểm (a), (b) và (c) của đoạn (1).

CHAPTER III. COMMUNICATION OF DATA MESSAGES

Chương III. Thông tin liên lạc bằng thông điệp dữ liệu

Article 11. Formation and validity of contracts

Điều 11. Hình thức và giá trị pháp lý của hợp đồng

(1) In the context of contract formation, unless otherwise agreed by the parties, an offer and the acceptance of an offer may be expressed by means of data messages. Where a data message is used in the formation of a contract, that contract shall not be denied validity or enforceability on the sole ground that a data message was used for that purpose.

(1) Trong ngữ cảnh hình thành hợp đồng, trừ khi được các bên thỏa thuận khác, một đề nghị và việc chấp nhận đề nghị có thể được thể hiện bằng các thông điệp dữ liệu. Khi một thông điệp dữ liệu được sử dụng để hình thành một hợp đồng, thì hợp đồng đó sẽ không bị từ chối hiệu lực hoặc khả năng thực thi chỉ vì lý do duy nhất rằng thông điệp dữ liệu đã được sử dụng cho mục đích đó.

(2) The provisions of this article do not apply to the following: [...].

(2) Các quy định tại điều này không áp dung trong các trường hợp sau đây (…)

Article 12. Recognition by parties of data messages

Điều 12: CCông nhận thông điệp dữ liệu của các bên

(1) As between the originator and the addressee of a data message, a declaration of will or other statement shall not be denied legal effect, validity or enforceability solely on the grounds that it is in the form of a data message.

(1) Giữa người khởi tạo và người nhận thông điệp dữ liệu, một tuyên bố di chúc hoặc tuyên bố khác sẽ không bị từ chối hiệu lực, giá trị pháp lý hoặc khả năng thực thi chỉ với lý do nó ở dạng thông điệp dữ liệu.

(2) The provisions of this article do not apply to the following: [...].

(2) Các quy định tại điều này không áp dụng trong các trường hợp sau đây: ...

Article 13. Attribution of data messages

Điều 13. Phân bổ thông điệp dữ liệu

(1) A data message is that of the originator if it was sent by the originator itself.

(1) Một thông điệp dữ liệu là của người khởi tạo nếu nó được gửi bởi chính người khởi tạo.

(2) As between the originator and the addressee, a data message is deemed to be that of the originator if it was sent:

(2) Giữa người khởi tạo và người nhận thông điệp dữ liệu, một thông điệp dữ liệu được coi là của người khởi tạo nếu nó được gửi đi bởi:

(a) by a person who had the authority to act on behalf of the originator in respect of that data message; or

(a) bởi một người có thẩm quyền thay mặt cho người khởi tạo liên quan đến thông điệp dữ liệu đó; hoặc

(b) by an information system programmed by, or on behalf of, the originator to operate automatically.

(b) bởi một hệ thống thông tin được lập trình bởi người khởi tạo hoặc người thay mặt cho người khởi tạo để vận hành tự động.

(3) As between the originator and the addressee, an addressee is entitled to regard a data message as being that of the originator, and to act on that assumption, if:

(3) Giữa người khởi tạo và người nhận thông điệp dữ liệu, một người nhận thông điệp dữ liệu có quyền coi một thông điệp dữ liệu là của người khởi tạo và thực hiện theo mặc định đó, nếu:

(a) in order to ascertain whether the data message was that of the originator, the addressee properly applied a procedure previously agreed to by the originator for that purpose; or

(a) để xác định chắc chắn liệu thông điệp dữ liệu có phải là của người khởi tạo hay không, người nhận thông điệp dữ liệu đã áp dụng đúng quy trình mà người khởi tạo đã đồng ý trước đó cho mục đích đó; hoặc là

(b) the data message as received by the addressee resulted from the actions of a person whose relationship with the originator or with any agent of the originator enabled that person to gain access to a method used by the originator to identify data messages as its own.

(b) thông điệp dữ liệu được nhận bởi người nhận được coi là kết quả của các hành động của một người có mối quan hệ với người khởi tạo hoặc với bất kỳ đại lý nào của người khởi tạo đã cho phép người đó có quyền truy cập vào một phương pháp được người khởi tạo sử dụng nhằm xác định thông điệp dữ liệu là của riêng mình.

(4) Paragraph (3) does not apply:

(4) Các quy định tại khoản 3 không áp dụng cho các trường hợp sau:

(a) as of the time when the addressee has both received notice from the originator that the data message is not that of the originator, and had reasonable time to act accordingly; or

(a) kể từ thời điểm khi người nhận vừa nhận được thông báo từ người khởi tạo rằng thông điệp dữ liệu không phải của người khởi tạo và có thời gian hợp lý để hành động tương ứng; hoặc là

(b) in a case within paragraph (3)(b), at any time when the addressee knew or should have known, had it exercised reasonable care or used any agreed procedure, that the data message was not that of the originator.

(b) trong trường hợp được quy định trong điểm (b) khoản (3), vào bất kỳ thời điểm nào khi người nhận đã biết hoặc lẽ ra đã biết, đã thực hiện cẩn thận hợp lý hoặc đã sử dụng bất kỳ thủ tục nào đã được thỏa thuận, rằng thông điệp dữ liệu không phải của người khởi tạo.

(5) Where a data message is that of the originator or is deemed to be that of the originator, or the addressee is entitled to act on that assumption, then, as between the originator and the addressee, the addressee is entitled to regard the data message as received as being what the originator intended to send, and to act on that assumption. The addressee is not so entitled when it knew or should have known, had it exercised reasonable care or used any agreed procedure, that the transmission resulted in any error in the data message as received.

(5) Trường hợp một thông điệp dữ liệu là của người khởi tạo hoặc được coi là của người khởi tạo, hoặc người nhận được quyền thực hiện theo chỉ định đó, khi đó, giữa người khởi tạo và người nhận, thì người nhận có quyền coi thông điệp dữ liệu nhận được như những gì người khởi tạo dự định gửi và hành động theo chỉ định đó. Người nhận không được quyền như vậy khi đã biết hoặc lẽ ra đã biết, đã thực hiện cẩn thận hợp lý hoặc sử dụng bất kỳ thủ tục nào đã thỏa thuận, mà việc truyền dẫn đến bất kỳ lỗi nào trong thông điệp dữ liệu khi nhận được.

(6) The addressee is entitled to regard each data message received as a separate data message and to act on that assumption, except to the extent that it duplicates another data message and the addressee knew or should have known, had it exercised reasonable care or used any agreed procedure, that the data message was a duplicate.

(6) Người nhận có quyền coi mỗi thông điệp dữ liệu nhận được là một thông điệp dữ liệu riêng biệt và thực hiện theo chỉ định đó, ngoại trừ trường hợp nó sao chép một thông điệp dữ liệu khác và người nhận đã biết hoặc lẽ ra đã phải biết, đã thực hiện cẩn thận hoặc đã sử dụng bất kỳ thủ tục nào đã thỏa thuận, rằng thông điệp dữ liệu là một bản sao.

Article 14. Acknowledgement of receipt

Điều 14: Xc nhận việc nhận được thông tin

(1) Paragraphs (2) to (4) of this article apply where, on or before sending a data message, or by means of that data message, the originator has requested or has agreed with the addressee that receipt of the data message be acknowledged.

(1) Các quy định tại khoản (2), (3), (4) của điều này áp dụng khi, vào hoặc trước khi gửi một thông điệp dữ liệu, hoặc bằng cách gửi thông điệp dữ liệu đó, người khởi tạo đã yêu cầu hoặc đã đồng ý với người nhận rằng việc tiếp nhận thông điệp dữ liệu được thừa nhận.

(2) Where the originator has not agreed with the addressee that the acknowledgement be given in a particular form or by a particular method, an acknowledgement may be given by

(2) Trong trường hợp người khởi tạo không đồng ý với người nhận rằng xác nhận được đưa ra dưới một hình thức cụ thể hoặc theo một phương pháp cụ thể, một xác nhận có thể được đưa ra bởi:

(a) any communication by the addressee, automated or otherwise, or

(a) bất kỳ thông tin liên lạc nào của người nhận, được tự động hoặc theo cách khác, hoặc

(b) any conduct of the addressee sufficient to indicate to the originator that the data message has been received.

(b) bất kỳ hành vi nào của người nhận đủ để cho người khởi tạo biết rằng thông điệp dữ liệu đã được nhận.

(3) Where the originator has stated that the data message is conditional on receipt of the acknowledgement, the data message is treated as though it has never been sent, until the acknowledgement is received.

(3) Trong trường hợp người khởi tạo đã tuyên bố rằng thông điệp dữ liệu có điều kiện để nhận thông báo xác nhận, thông điệp dữ liệu được coi như thể nó chưa bao giờ được gửi, cho đến khi nhận được thông báo xác nhận.

(4) Where the originator has not stated that the data message is conditional on receipt of the acknowledgement, and the acknowledgement has not been received by the originator within the time specified or agreed or, if no time has been specified or agreed, within a reasonable time, the originator:

(4) Trường hợp người khởi tạo không tuyên bố rằng thông điệp dữ liệu có điều kiện để nhận được thông báo xác nhận, và thông báo xác nhận đã không được người khởi tạo nhận được trong thời gian được chỉ định hoặc đã thỏa thuận hoặc, nếu không có thời gian được chỉ định hoặc đã đồng ý, trong một thời gian hợp lý đối với người khởi tạo:

(a) may give notice to the addressee stating that no acknowledgement has been received and specifying a reasonable time by which the acknowledgement must be received; and

(a) có thể thông báo cho người nhận rằng không nhận được thông báo đã được xác nhận nào và quy định thời gian hợp lý để thông báo xác nhận phải được nhận; và

(b) if the acknowledgement is not received within the time specified in subparagraph (a), may, upon notice to the addressee, treat the data message as though it had never been sent, or exercise any other rights it may have.

(b) nếu thông báo xác nhận không được nhận trong thời gian quy định tại điểm (a), theo thông báo cho người nhận, có thể coi thông điệp dữ liệu như thể nó chưa từng được gửi đi hoặc thực hiện bất kỳ quyền nào khác mà nó có thể có.

(5) Where the originator receives the addressee’s acknowledgement of receipt, it is presumed that the related data message was received by the addressee. That presumption does not imply that the data message corresponds to the message received.

(5) Khi người khởi tạo nhận được thông báo xác nhận đã nhận của người nhận, người ta cho rằng người nhận đã nhận được thông điệp dữ liệu liên quan. Giả định đó không ngụ ý rằng thông điệp dữ liệu tương ứng với thông báo nhận được.

(6) Where the received acknowledgement states that the related data message met technical requirements, either agreed upon or set forth in applicable standards, it is presumed that those requirements have been met.

(6) Khi xác nhận nhận được cho biết rằng thông điệp dữ liệu liên quan đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, theo thỏa thuận hoặc quy định trong các tiêu chuẩn áp dụng, thì được coi là các yêu cầu đó đã được đáp ứng.

(7) Except in so far as it relates to the sending or receipt of the data message, this article is not intended to deal with the legal consequences that may flow either from that data message or from the acknowledgement of its receipt.

(7) Trừ khi nó liên quan đến việc gửi hoặc nhận thông điệp dữ liệu, điều này không nhằm giải quyết các hậu quả pháp lý có thể xảy ra từ thông điệp dữ liệu đó hoặc từ việc xác nhận đã nhận.

Article 15. Time and place of dispatch and receipt of data messages

Điều 15: Thời gian, địa điểm gửi và nhận thông điệp dữ liệu.

(1) Unless otherwise agreed between the originator and the addressee, the dispatch of a data message occurs when it enters an information system outside the control of the originator or of the person who sent the data message on behalf of the originator.

(1) Trừ khi có thỏa thuận khác giữa người khởi tạo và người nhận, việc gửi thông điệp dữ liệu được coi là hoàn thành khi thông tin đó đã đi vào hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo hoặc của người đã gửi thông điệp dữ liệu thay mặt cho người khởi tạo.

(2) Unless otherwise agreed between the originator and the addressee, the time of receipt of a data message is determined as follows:

(2) Trừ khi có thỏa thuận khác giữa người khởi tạo và người nhận, thời gian nhận thông điệp dữ liệu được xác định như sau: 

(a) if the addressee has designated an information system for the purpose of receiving data messages, receipt occurs:

(a) nếu người nhận đã chỉ định một hệ thống thông tin cho mục đích nhận thông điệp dữ liệu, việc nhận sẽ xảy ra:

(i) at the time when the data message enters the designated information system; or

(i) tại thời điểm thông điệp dữ liệu đi vào hệ thống thông tin được chỉ định; hoặc là

(ii) if the data message is sent to an information system of the addressee that is not the designated information system, at the time when the data message is retrieved by the addressee;

(ii) nếu thông điệp dữ liệu được gửi đến hệ thống thông tin của người nhận không phải là hệ thống thông tin được chỉ định, tại thời điểm thông điệp dữ liệu được người nhận truy xuất; 

(b) if the addressee has not designated an information system, receipt occurs when the data message enters an information system of the addressee.

(b) nếu người nhận chưa chỉ định một hệ thống thông tin, việc nhận xảy ra khi thông điệp dữ liệu đi vào hệ thống thông tin của người nhận.

(3) Paragraph (2) applies notwithstanding that the place where the information system is located may be different from the place where the data message is deemed to be received under paragraph (4).

(3) Khoản (2) áp dụng dù rằng nơi hệ thống thông tin được đặt có thể khác nơi mà thông điệp dữ liệu được coi là nhận được theo khoản (4).

(4) Unless otherwise agreed between the originator and the addressee, a data message is deemed to be dispatched at the place where the originator has its place of business, and is deemed to be received at the place where the addressee has its place of business. For the purposes of this paragraph:

(4) Trừ khi có thỏa thuận khác giữa người khởi tạo và người nhận, một thông điệp dữ liệu được coi là được gửi đi tại nơi người khởi tạo có địa điểm kinh doanh và được coi là nhận tại nơi người nhận có địa điểm kinh doanh. Vì mục đích của khoản này:

(a) if the originator or the addressee has more than one place of business, the place of business is that which has the closest relationship to the underlying transaction or, where there is no underlying transaction, the principal place of business;

(a) nếu người khởi tạo hoặc người nhận có nhiều hơn một địa điểm kinh doanh, thì địa điểm kinh doanh là địa điểm có mối quan hệ gần nhất với giao dịch cơ bản hoặc, nơi không có giao dịch cơ bản, địa điểm kinh doanh chính;

(b) if the originator or the addressee does not have a place of business, reference is to be made to its habitual residence.

(b) nếu người khởi tạo hoặc người nhận không có địa điểm kinh doanh, thì việc tham chiếu đến nơi ở thường xuyên của người đó phải được thực hiện.

(5) The provisions of this article do not apply to the following: [...].

(5) Các quy định tại điều này không áp dụng trong các trường hợp sau đây:

Part two. Electronic commerce in specific areas

Phần II. Thương mại điện tử trong một số lĩnh vực hoạt động

CHAPTER I. CARRIAGE OF GOODS

Chương I. Vận tải hàng hoá

Article 16. Actions related to contracts of carriage of goods

Điều 16: Các hoạt động liên quan đến hợp đồng vận tải hàng hoá.

Without derogating from the provisions of part one of this Law, this chapter applies to any action in connection with, or in pursuance of, a contract of carriage of goods, including but not limited to:

Không vi phạm các quy định tại phần một của Luật này, chương này áp dụng cho bất kỳ hành động nào liên quan đến hoặc theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa, bao gồm nhưng không giới hạn:

(a)       (i) furnishing the marks, number, quantity or weight of goods;

(ii) stating or declaring the nature or value of goods;

(iii) issuing a receipt for goods;

(iv) confirming that goods have been loaded;

(a)       (i) Thông báo nhãn hiệu, số lượng, khối lượng hay trọng lượng hàng hoá;

(ii) Thông báo chủng loại, giá trị của hàng hoá;

(iii) Phát hành một hoá đơn hàng hoá;

(iv) Xác nhận đã bốc xếp hàng hoá;

(b)       (i) notifying a person of terms and conditions of the contract;

(ii) giving instructions to a carrier;

(b)       (i) Thông báo các điều kiện của hợp đồng; 

(ii) Chuyển các hướng dẫn, chỉ định cho người vận tải;

(c)       (i) claiming delivery of goods;

(ii) Authorizing release of goods;

(iii) Giving notice of loss of, or damage to, goods;

(c)       (i) Yêu cầu giao hàng;

(ii) Cho phép giao nhận hàng; 

(iii) Thông báo việc mất hoặc hỏng hóc hàng hoá;

(d)      giving any other notice or statement in connection with the performance of the contract;

(d)      Mọi hành vi thông báo hoặc khai báo khác thực hiện trong khuôn khổ thực hiện hợp đông;

(e)      undertaking to deliver goods to a named person or a person authorized to claim delivery;

(e)      Cam kết giao hàng hoá cho người được chỉ định hoặc được uỷ quyền tiếp nhận hàng hoá;

(f)       granting, acquiring, renouncing, surrendering, transferring or negotiating rights in goods;

(f)       Trao, thụ đắc, giao nhận, chuyển giao, thương lượng hoặc từ bỏ các quyền đối với hàng hoá;

(g)     Acquiring or transferring rights and obligations under the contract.

(g)     Thụ đăc hoặc chuyển giao các quyền và nghĩa vị trên cơ sở hợp đồng vận tải hàng hoá.

Article 17. Transport documents

Điều 17: Hồ sơ vận tải hàng hoá

(1) Subject to paragraph (3), where the law requires that any action referred to in article 16 be carried out in writing or by using a paper document, that requirement is met if the action is carried out by using one or more data messages.

(1) Theo khoản (3), trong đó luật quy định rằng bất kỳ hoạt động nào nêu trong Điều 16 phải được thực hiện bằng văn bản hoặc bằng cách sử dụng tài liệu giấy, yêu cầu đó được đáp ứng nếu hành động được thực hiện bằng cách sử dụng một hoặc nhiều dữ liệu tin nhắn.

(2) Paragraph (1) applies whether the requirement therein is in the form of an obligation or whether the law simply provides consequences for failing either to carry out the action in writing or to use a paper document.

(2) Khoản (1) áp dụng cho dù yêu cầu trong đó là dưới hình thức nghĩa vụ hay những quy định đơn giản của pháp luật chỉ đưa ra hậu quả cho việc không thực hiện hành động bằng văn bản hoặc sử dụng tài liệu giấy.

(3) If a right is to be granted to, or an obligation is to be acquired by, one person and no other person, and if the law requires that, in order to effect this, the right or obligation must be conveyed to that person by the transfer, or use of, a paper document, that requirement is met if the right or obligation is conveyed by using one or more data messages, provided that a reliable method is used to render such data message or messages unique.

(3) Nếu một quyền được trao cho hoặc một nghĩa vụ phải được thực hiện bởi một người chứ không phải người khác, và nếu pháp luật yêu cầu điều đó, để có hiệu lực, quyền hoặc nghĩa vụ phải được chuyển giao cho người đó bằng cách chuyển giao hoặc sử dụng tài liệu giấy, yêu cầu đó được đáp ứng nếu quyền hoặc nghĩa vụ được chuyển tải bằng cách sử dụng một hoặc nhiều thông điệp dữ liệu, miễn là một phương pháp đáng tin cậy được sử dụng để hiển thị thông điệp dữ liệu hoặc các thông điệp đó là duy nhất.

(4) For the purposes of paragraph (3), the standard of reliability required shall be assessed in the light of the purpose for which the right or obligation was conveyed and in the light of all the circumstances, including any relevant agreement.

(4) Đối với mục đích của khoản (3), tiêu chuẩn về độ tin cậy cần thiết phải được đánh giá dựa trên mục đích mà quyền hoặc nghĩa vụ được chuyển tải và trong tất cả các trường hợp, bao gồm mọi thỏa thuận có liên quan.

(5) Where one or more data messages are used to effect any action in subparagraphs (f) and (g) of article 16, no paper document used to effect any such action is valid unless the use of data messages has been terminated and replaced by the use of paper documents. A paper document issued in these circumstances shall contain a statement of such termination. The replacement of data messages by paper documents shall not affect the rights or obligations of the parties involved.

(5) Trong trường hợp một hoặc nhiều thông điệp dữ liệu được sử dụng để thực hiện bất kỳ hành động nào trong điểm (f) và (g) của Điều 16, không có tài liệu giấy nào được sử dụng để thực hiện bất kỳ hành động nào như vậy là hợp lệ trừ khi việc sử dụng thông điệp dữ liệu đã được chấm dứt và thay thế bằng cách sử dụng các tài liệu giấy. Một văn bản giấy được phát hành trong những trường hợp này phải có một tuyên bố về việc chấm dứt đó. Việc thay thế thông điệp dữ liệu bằng văn bản giấy sẽ không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.

(6) If a rule of law is compulsorily applicable to a contract of carriage of goods which is in, or is evidenced by, a paper document, that rule shall not be inapplicable to such a contract of carriage of goods which is evidenced by one or more data messages by reason of the fact that the contract is evidenced by such data message or messages instead of by a paper document.

(6) Nếu một quy tắc luật bắt buộc phải áp dụng cho một hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hoặc được chứng minh bằng một văn bản giấy, thì quy tắc đó sẽ không thể áp dụng cho một hợp đồng vận chuyển hàng hóa được chứng minh bằng một hoặc nhiều thông điệp dữ liệu hơn vì thực tế là hợp đồng được chứng minh bằng thông điệp dữ liệu hoặc các thông điệp đó thay vì bằng tài liệu giấy.

(7) The provisions of this article do not apply to the following: [...].

7. Các quy định tại điều này không áp dụng trong các trường hợp sau đây...

 

Nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2021) và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (ngày 23/5/2021), Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam có bài viết quan trọng: "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam".

Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết:

Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ xin đề cập một số khía cạnh từ góc nhìn thực tiễn của Việt Nam. Và cũng chỉ tập trung vào trả lời mấy câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa? Làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì?

Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách: chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ. Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tùy theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác - Lênin trong thời đại ngày nay. Vậy thì chúng ta phải định hình chủ nghĩa xã hội thế nào, và định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam?

Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dường như không có gì phải bàn, nó mặc nhiên coi như đã được khẳng định. Nhưng từ sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt. Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá. Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác-Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác. Có người còn phụ họa với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa! Thực tế có phải như vậy không? Thực tế có phải hiện nay chủ nghĩa tư bản, kể cả những nước tư bản chủ nghĩa già đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không? Có phải Việt Nam chúng ta đã chọn con đường đi sai không?

Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học - công nghệ. Nhiều nước tư bản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp điều chỉnh, hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước. Từ giữa thập kỷ 70 và nhất là từ sau khi Liên Xô tan rã, để thích ứng với điều kiện mới, chủ nghĩa tư bản thế giới đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách "tự do mới" trên quy mô toàn cầu; và nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó. Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt là, năm 2008-2009 chúng ta đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các trung tâm tư bản chủ nghĩa khác và tác động đến hầu hết các nước trên thế giới. Các nhà nước, các chính phủ tư sản ở Phương Tây đã bơm những lượng tiền khổng lồ để cứu các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, các tổ hợp công nghiệp, tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán, nhưng không mấy thành công. Và hôm nay, chúng ta lại chứng kiến cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tế đang diễn ra dưới tác động của đại dịch COVID-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc. Những tình huống "phát triển xấu", những nghịch lý "phản phát triển", từ địa hạt kinh tế - tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội, và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với các làn sóng biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế. Sự thật cho thấy, bản thân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản không thể giúp giải quyết được những khó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao động và tư bản toàn cầu. Sự thật đó cũng làm phá sản những lý thuyết kinh tế hay mô hình phát triển vốn xưa nay được coi là thời thượng, được không ít các chính khách tư sản ca ngợi, được các chuyên gia của họ coi là tối ưu, hợp lý.

Cùng với khủng hoảng kinh tế - tài chính là khủng hoảng năng lượng, lương thực, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái của môi trường sinh thái,... đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế - xã hội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùng vật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cột của xã hội. Đó cũng chính là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa. Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra một lần nữa chứng minh tính không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái của nó. Theo nhiều nhà khoa học phân tích, các cuộc khủng hoảng hiện nay không thể giải quyết được một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ tư bản chủ nghĩa.

Các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa. Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức "dân chủ tự do" mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân - yếu tố bản chất nhất của dân chủ. Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn. Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn xã hội. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào "99 chống lại 1" diễn ra ở Mỹ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản. Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà tại các nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là "tự do", "dân chủ" dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay đổi được các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản.

Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, "cá lớn nuốt cá bé" vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm. Chúng ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và hủy hoại môi trường. Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có. Phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi.

* * *

Như chúng ta đều biết, nhân dân Việt Nam đã trải qua một quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài, khó khăn, đầy gian khổ hy sinh để chống lại ách đô hộ và sự xâm lược của thực dân, đế quốc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân với tinh thần "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do".

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc.

Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: "Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa". Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa lâm vào giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: "Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh". Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 01/2011) trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), chúng ta một lần nữa khẳng định: "Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử".

Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào? Đó là điều mà chúng ta luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn để từng bước hoàn thiện đường lối, quan điểm và tổ chức thực hiện, làm sao để vừa theo đúng quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới, từ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; từng bước khắc phục một số quan niệm đơn giản trước đây như: đồng nhất mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội với nhiệm vụ của giai đoạn trước mắt; nhấn mạnh một chiều quan hệ sản xuất, chế độ phân phối bình quân, không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ, không thừa nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế; đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản...

Cho đến nay, mặc dù vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, nhưng chúng ta đã hình thành nhận thức tổng quát: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.

Để thực hiện được mục tiêu đó, chúng ta phải: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện.

Càng đi vào chỉ đạo thực tiễn, Đảng ta càng nhận thức được rằng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho nên lại càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị không phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa, chứ không phải bỏ qua cả những thành tựu, giá trị văn minh mà nhân loại đã đạt được trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản. Đương nhiên, việc kế thừa những thành tựu này phải có chọn lọc trên quan điểm khoa học, phát triển.

Đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới. Theo nhận thức của chúng ta, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường; một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: Sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối. Đây không phải là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưa phải là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đầy đủ (vì nước ta còn đang trong thời kỳ quá độ).

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố và phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Quan hệ phân phối bảo đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển; thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất để định hướng, điều tiết, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Một đặc trưng cơ bản, một thuộc tính quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế thị trường ở Việt Nam là phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển. Điều đó có nghĩa là: không chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, càng không "hy sinh" tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Trái lại, mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội; mỗi chính sách xã hội phải nhằm tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế; khuyến khích làm giàu hợp pháp phải đi đôi với xóa đói, giảm nghèo bền vững, chăm sóc những người có công, những người có hoàn cảnh khó khăn. Đây là một yêu cầu có tính nguyên tắc để bảo đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chúng ta coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, dựa trên các giá trị tiến bộ, nhân văn; chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những thành tựu, tinh hoa văn hóa nhân loại, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm mỹ ngày càng cao. Chúng ta xác định: Con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới; phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu; bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn, là tiêu chí để phát triển bền vững; xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ làm tế bào lành mạnh, vững chắc của xã hội, thực hiện bình đẳng giới là tiêu chí của tiến bộ, văn minh.

Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, dựa trên nền tảng lợi ích chung của toàn xã hội hài hòa với lợi ích chính đáng của con người, khác hẳn về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích riêng giữa các cá nhân và phe nhóm, do đó cần và có điều kiện để xây dựng sự đồng thuận xã hội thay vì đối lập, đối kháng xã hội. Trong chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích; mọi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam. Chúng ta chủ trương không ngừng phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, trên cơ sở liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối của Đảng; có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tham gia quản lý xã hội. Chúng ta nhận thức rằng, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về bản chất khác với nhà nước pháp quyền tư sản là ở chỗ: pháp quyền dưới chế độ tư bản chủ nghĩa về thực chất là công cụ bảo vệ và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản, còn pháp quyền dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân. Thông qua thực thi pháp luật, Nhà nước bảo đảm các điều kiện để nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị, thực hiện chuyên chính với mọi hành động xâm hại lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Đồng thời, chúng ta xác định: Đại đoàn kết toàn dân tộc là nguồn sức mạnh và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam; không ngừng thúc đẩy sự bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo.

Nhận thức sâu sắc sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới và bảo đảm cho đất nước phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đặc biệt chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, coi đây là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam; Đảng ra đời, tồn tại và phát triển là vì lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Khi Đảng cầm quyền, lãnh đạo cả dân tộc, được toàn dân thừa nhận là đội tiên phong lãnh đạo của mình và do đó Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam. Nói như vậy không có nghĩa là hạ thấp bản chất giai cấp của Đảng, mà là thể hiện sự nhận thức bản chất giai cấp của Đảng một cách sâu sắc hơn, đầy đủ hơn, vì giai cấp công nhân là giai cấp có lợi ích thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động và toàn dân tộc. Đảng ta kiên trì lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên; thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ. Ý thức được nguy cơ đối với đảng cầm quyền là tham nhũng, quan liêu, thoái hóa v.v..., nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường, Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra yêu cầu phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, thoái hóa v.v... trong nội bộ Đảng và trong toàn bộ hệ thống chính trị.

Công cuộc đổi mới, trong đó có việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã thực sự đem lại những thay đổi to lớn, rất tốt đẹp cho đất nước trong 35 năm qua.

Trước Đổi mới (năm 1986), Việt Nam vốn là một nước nghèo lại bị chiến tranh tàn phá rất nặng nề, để lại những hậu quả hết sức to lớn cả về người, về của và môi trường sinh thái. Tôi chỉ nêu thí dụ, cho đến nay vẫn có hàng triệu người chịu các bệnh hiểm nghèo và hàng trăm ngàn trẻ em bị dị tật bẩm sinh bởi tác động của chất độc da cam/dioxin do quân đội Mỹ sử dụng trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam. Theo các chuyên gia, phải mất đến hơn 100 năm nữa Việt Nam mới có thể dọn sạch hết bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Sau chiến tranh, Mỹ và phương Tây đã áp đặt cấm vận kinh tế với Việt Nam trong suốt gần 20 năm. Tình hình khu vực và quốc tế cũng diễn biến phức tạp, gây nhiều bất lợi cho chúng ta. Lương thực, hàng hóa nhu yếu phẩm hết sức thiếu thốn, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, khoảng 3/4 dân số sống dưới mức nghèo khổ.

Nhờ thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế bắt đầu phát triển và phát triển liên tục với tốc độ tương đối cao trong suốt 35 năm qua với mức tăng trưởng trung bình khoảng 7% mỗi năm. Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỉ đô la Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 3.512 USD; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đến nay Việt Nam không những đã bảo đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới. Công nghiệp phát triển khá nhanh, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng và hiện nay chiếm khoảng 85% GDP. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2020 đạt trên 540 tỉ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 280 tỉ USD. Dự trữ ngoại hối tăng mạnh, đạt 100 tỉ USD vào năm 2020. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đăng ký đạt gần 395 tỉ USD vào cuối năm 2020. Về cơ cấu nền kinh tế xét trên phương diện quan hệ sở hữu, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam hiện nay gồm khoảng 27% từ kinh tế nhà nước, 4% từ kinh tế tập thể, 30% từ kinh tế hộ, 10% từ kinh tế tư nhân trong nước và 20% từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Hiện dân số của Việt Nam là hơn 97 triệu người, gồm 54 dân tộc anh em, trong đó hơn 60% số dân sống ở nông thôn. Phát triển kinh tế đã giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm 80 và cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân. Tỉ lệ hộ nghèo trung bình mỗi năm giảm khoảng 1,5%; giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 5,8% năm 2016 theo chuẩn nghèo của Chính phủ và dưới 3% năm 2020 theo chuẩn nghèo đa chiều (tiêu chí cao hơn trước). Đến nay, hơn 60% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; hầu hết các xã nông thôn đều có đường ô tô đến trung tâm, có điện lưới quốc gia, trường tiểu học và trung học cơ sở, trạm y tế và điện thoại. Trong khi chưa có điều kiện để bảo đảm giáo dục miễn phí cho mọi người ở tất cả các cấp, Việt Nam tập trung hoàn thành xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2010; số sinh viên đại học, cao đẳng tăng gần 17 lần trong 35 năm qua. Hiện nay, Việt Nam có 95% người lớn biết đọc, biết viết. Trong khi chưa thực hiện được việc bảo đảm cung cấp dịch vụ y tế miễn phí cho toàn dân, Việt Nam tập trung vào việc tăng cường y tế phòng ngừa, phòng, chống dịch bệnh, hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều dịch bệnh vốn phổ biến trước đây đã được khống chế thành công. Người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi được cấp bảo hiểm y tế miễn phí. Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm gần 3 lần. Tuổi thọ trung bình của dân cư tăng từ 62 tuổi năm 1990 lên 73,7 tuổi năm 2020. Cũng nhờ kinh tế có bước phát triển nên chúng ta đã có điều kiện để chăm sóc tốt hơn những người có công, phụng dưỡng các Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, chăm lo cho phần mộ của các liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc. Đời sống văn hóa cũng được cải thiện đáng kể; sinh hoạt văn hóa phát triển phong phú, đa dạng. Hiện Việt Nam có khoảng 70% dân số sử dụng Internet, là một trong những nước có tốc độ phát triển công nghệ tin học cao nhất thế giới. Liên hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Năm 2019, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đạt mức 0,704, thuộc nhóm nước có HDI cao của thế giới, nhất là so với các nước có cùng trình độ phát triển.

Như vậy, có thể nói, việc thực hiện đường lối đổi mới đã đem lại những chuyển biến rõ rệt, hết sức sâu sắc và tích cực ở Việt Nam: kinh tế phát triển, lực lượng sản xuất được tăng cường; nghèo đói giảm nhanh, liên tục; đời sống nhân dân được cải thiện, nhiều vấn đề xã hội được giải quyết; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng; thế và lực của quốc gia được tăng cường; niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng được củng cố. Tổng kết 20 năm đổi mới, Đại hội Đảng lần thứ X (năm 2006) đã nhận định, sự nghiệp đổi mới đã giành được "những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử". Trên thực tế, xét trên nhiều phương diện, người dân Việt Nam ngày nay đang có các điều kiện sống tốt hơn so với bất cứ thời kỳ nào trước đây. Đó là một trong những lý do giải thích vì sao sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo được toàn dân Việt Nam đồng tình, hưởng ứng và tích cực phấn đấu thực hiện. Những thành tựu đổi mới tại Việt Nam đã chứng minh rằng, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa không những có hiệu quả tích cực về kinh tế mà còn giải quyết được các vấn đề xã hội tốt hơn nhiều so với các nước tư bản chủ nghĩa có cùng mức phát triển kinh tế. Những kết quả, thành tích đặc biệt đạt được của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu từ đầu năm 2020 được nhân dân và bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Mới đây, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng một lần nữa lại khẳng định và nhấn mạnh: "Qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới. Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; tiếp tục khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh chính trị của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, lý luận dẫn dắt dân tộc ta vững vàng tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; là nền tảng để Đảng ta hoàn thiện đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới" (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, trang 25 - 26).

Bên cạnh những thành tựu, mặt tích cực là cơ bản, chúng ta cũng còn không ít khuyết điểm, hạn chế và đang phải đối mặt với những thách thức mới trong quá trình phát triển đất nước.

Về kinh tế, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh còn thấp, thiếu bền vững; kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ; hiệu quả và năng lực của nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế; môi trường bị ô nhiễm tại nhiều nơi; công tác quản lý, điều tiết thị trường còn nhiều bất cập. Trong khi đó, sự cạnh tranh đang diễn ra ngày càng quyết liệt trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Về xã hội, khoảng cách giàu nghèo gia tăng; chất lượng giáo dục, chăm sóc y tế và nhiều dịch vụ công ích khác còn không ít hạn chế; văn hóa, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp; tội phạm và các tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp. Đặc biệt, tình trạng tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống vẫn diễn ra trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Trong khi đó, các thế lực xấu, thù địch lại luôn tìm mọi thủ đoạn để can thiệp, chống phá, gây mất ổn định, thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình" nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Đảng ta nhận thức rằng, hiện nay Việt Nam đang trong quá trình xây dựng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ quá độ, các nhân tố xã hội chủ nghĩa được hình thành, xác lập và phát triển đan xen, cạnh tranh với các nhân tố phi xã hội chủ nghĩa, gồm cả các nhân tố tư bản chủ nghĩa trên một số lĩnh vực. Sự đan xen, cạnh tranh này càng phức tạp và quyết liệt trong điều kiện cơ chế thị trường và mở cửa, hội nhập quốc tế. Bên cạnh các mặt thành tựu, tích cực, sẽ luôn có những mặt tiêu cực, thách thức cần được xem xét một cách tỉnh táo và xử lý một cách kịp thời, hiệu quả. Đó là cuộc đấu tranh rất gay go, gian khổ, đòi hỏi phải có tầm nhìn mới, bản lĩnh mới và sức sáng tạo mới. Đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình không ngừng củng cố, tăng cường, phát huy các nhân tố xã hội chủ nghĩa để các nhân tố đó ngày càng chi phối, áp đảo và chiến thắng. Thành công hay thất bại là phụ thuộc trước hết vào sự đúng đắn của đường lối, bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Hiện nay, chúng ta đang tiếp tục đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng chú trọng hơn chất lượng và tăng tính bền vững với các khâu đột phá là: Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nguồn nhân lực, trước hết là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội (Văn kiện Đại hội XIII, tập 2, trang 337 - 338). Về xã hội, chúng ta tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng y tế, giáo dục và các dịch vụ công ích khác, nâng cao hơn nữa đời sống văn hóa cho nhân dân. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đang ra sức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, thực hiện tốt hơn nữa các nguyên tắc tổ chức xây dựng Đảng, nhằm làm cho tổ chức đảng và bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh, giữ vững bản chất cách mạng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, xây dựng chủ nghĩa xã hội là kiến tạo một kiểu xã hội mới về chất, hoàn toàn không hề đơn giản, dễ dàng. Đây là cả một sự nghiệp sáng tạo vĩ đại, đầy thử thách, khó khăn, một sự nghiệp tự giác, liên tục, hướng đích lâu dài, không thể nóng vội. Vì vậy, bên cạnh việc xác định chủ trương, đường lối đúng, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, phải phát huy mạnh mẽ vai trò sáng tạo, sự ủng hộ và tham gia tích cực của nhân dân. Nhân dân tiếp nhận, ủng hộ và nhiệt tình tham gia thực hiện đường lối của Đảng vì thấy đường lối đó đáp ứng đúng yêu cầu, nguyện vọng của mình. Sức mạnh nhân dân là cội nguồn sâu xa của thắng lợi, của phát triển.

Mặt khác, Đảng lãnh đạo và cầm quyền, trong khi xác định phương hướng chính trị và đề ra quyết sách, không thể chỉ xuất phát từ thực tiễn của đất nước và dân tộc mình, mà còn phải nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm từ thực tiễn của thế giới và thời đại. Trong thế giới toàn cầu hóa như hiện nay, sự phát triển của mỗi quốc gia - dân tộc không thể biệt lập, đứng bên ngoài những tác động của thế giới và thời đại, của thời cuộc và cục diện của nó. Chính vì vậy, chúng ta phải chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi.

Và điều hết sức quan trọng là phải luôn luôn kiên định và vững vàng trên nền tảng tư tưởng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin - học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân và quần chúng lao động. Tính khoa học và cách mạng triệt để của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là những giá trị bền vững, đã và đang được những người cách mạng theo đuổi và thực hiện. Nó sẽ còn tiếp tục phát triển và có sức sống trong thực tiễn cách mạng cũng như trong thực tiễn phát triển của khoa học. Chúng ta cần tiếp thu, bổ sung một cách có chọn lọc trên tinh thần phê phán và sáng tạo những thành tựu mới nhất về tư tưởng và khoa học để chủ nghĩa, học thuyết của chúng ta luôn luôn tươi mới, luôn luôn được tiếp thêm sinh lực mới, mang hơi thở của thời đại, không rơi vào xơ cứng, trì trệ, lạc hậu so với cuộc sống.

https://baotintuc.vn/chinh-tri/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-ve-cnxh-va-con-duong-di-len-cnxh-o-viet-nam-20210516154330092.htm